Các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em mà phụ huynh không thể bỏ qua


Bệnh về mắt ở trẻ em có khá nhiều nguyên nhân và diễn biến bệnh phức tạp. Vì cơ chế chức năng hoạt động của mắt còn khá non nớt nên cha mẹ cần chú ý trong việc theo dõi và chăm sóc bé.

  1. Tắc lệ đạo bẩm sinh

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là khuyết tật thường gặp nhất của hệ tuyến lệ, xảy ra ở trẻ sơ sinh. Đây là bệnh gây ra hiện tượng mắt đỏ, nhiều gỉ mắt, ống dẫn lệ bị tắc nghẽn không cho nước mắt chảy ra ngoài. 


Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ có thể thường xuyên vuốt dọc sống mũi từ khóe mắt đến lỗ mũi giúp thông tuyến lệ cho bé. Trong các trường hợp trẻ mắc tắc tuyến lệ nặng, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa được thăm khám và điều trị thích hợp.

  1. Viêm kết mạc

Viêm kết mạc là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng của lớp kết mạc và được đặc trưng bởi sự giãn mạch máu kết mạc, dẫn đến tình trạng sung huyết, phù kết mạc và xuất tiết. 


Khi trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc cha mẹ cần massage nhẹ nhàng trên vùng mắt bé với nước ấm để có thể đẩy dịch mủ trắng ra ngoài. Bên cạnh đó, sử dụng nước muối pha loãng lau nhẹ lên mi mắt bé từ 2-3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, đưa bé đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

  1. Chắp, lẹo

Chắp mi là tình trạng viêm mãn tính dạng u hạt của tuyến Meibomius. Chắp tái phát nhiều lần, gặp nhiều ở trẻ bị viêm bờ mi mãn tính. Chắp nhỏ có thể tự thoái triển mà không cần điều trị. Chắp to, phát triển thành u hạt có cuống.


Lẹo mi là tình trạng nhiễm trùng cấp tính của tuyến Zeis và tuyến Moll ngay bờ mi. Mắt sẽ có tình trạng sưng đỏ vùng mi, đau khi ấn,..


Chắp lẹo trẻ em hầu như không gây ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe của các con nên bố mẹ không nên quá lo lắng. Để bảo vệ đôi mắt trẻ tốt nhất, các bậc phụ huynh nên đưa con đến trung tâm để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

  1. Võng, mạc trẻ sinh non

Bệnh lý võng mạc trẻ sinh non là bệnh lý liên quan đến sự phát triển mạch máu bất thường trên võng mạc non nớt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa do tổ chức xơ tăng sinh gây co kéo, bong võng mạc.

Các trường hợp mắc bệnh võng mạc ở trẻ sinh non thường ở mức độ nhẹ, bệnh có thể tự hết và không có ảnh hưởng đến lâu dài. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ và theo dõi thường xuyên để tránh những biến chứng sau này. 

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKII Nguyễn Thành Danh, 

Khoa Mắt – BV Nhi Đồng 2

Tin cùng chuyên mục