Bệnh lý võng mạc trẻ sinh non là gì?
Bệnh lý võng mạc trẻ sinh non còn gọi là ROP (viết tắt Retinopathy of Prematurity). Đây là nhóm bệnh lý tăng sinh mạch máu võng mạc ở trẻ sinh non dẫn đến giảm thị lực và mù lòa nếu không được điều trị thích hợp kịp thời.
Thời gian khởi phát bệnh ở trẻ sơ sinh là khoản 3 – 4 tuần, tỷ lệ trẻ bị ROP là 10% trẻ sinh non.
Trẻ sinh sơ sinh nào cần khám tầm soát bệnh ROP?
Tại Việt Nam hiện nay, bệnh lý võng mạc trẻ sinh non cần được tầm soát đối với các trẻ sơ sinh có một trong các yếu tố sau:
+ Tuổi thai dưới 34 tuần
+ Cân nặng lúc sinh dưới 2000gr
+ Hoặc có yếu tố nguy cơ: thở máy, nhiễm trùng sơ sinh, truyền máu…
Khi nào đưa trẻ đi khám tầm soát bệnh ROP?
Bệnh lý võng mạc trẻ sinh non được tầm soát tại thời điểm 3-4 tuần sau sinh.
Khi khám tầm soát bệnh ROP cho trẻ không nên cho trẻ bú trước 1 giờ khi khám mắt để tránh trẻ bị nôn trớ và hít phải thức ăn gây nguy hiểm cho trẻ?
Phương pháp điều trị bệnh lý võng mạc trẻ sinh non
Phẫu thuật laser quang đông
Phẫu thuật bong võng mạc
Tiêm Anti-VEGF nội nhãn (thuốc chống yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu). Hiện nay nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Mexico … và Việt Nam sử dụng AVASTIN trong điều trị bệnh lý võng mạc sinh non và cho kết quả rất tốt. Nhờ phương pháp điều trị này mà có hàng nghìn trẻ trên thế giới tránh được mù loà do ROP. Trên thế giới điều trị AVASTIN cho trẻ bị bệnh lý võng mạc trẻ sinh non đã được sự cho phép của Sở Y Tế TP Hồ Chí Minh
Phương pháp điều trị được bác sĩ lựa chọn tùy thuộc vào mức độ bệnh của trẻ.
Nếu bệnh ROP của trẻ nặng, AP ROP hoặc nhóm có kèm theo Plus (+) hoặc bệnh diễn tiến giai đoạn 3 (S3) co kéo doạ bong võng mạc, trẻ sẽ được chỉ định nhập viện và điều trị can thiệp.