Trang chủ

Khúc xạ

Khúc xạ

Tổng quan tật khúc xạ được ĐIỀU CHỈNH VÀ KIỂM SOÁT tại MẮT TINH ANH

Tật khúc xạ là hiện tượng mắt không điều tiết được hoặc điều tiết kém dẫn đến các tia sáng đi vào mắt không tự đứng lên võng mạc được làm cho nhìn không rõ ràng. Bình thường các tia ánh sáng đi vào mắt được tập trung chính xác vào võng mạc, khi không đạt được tiêu điểm như vậy, kết quả bạn bị mắc các tật khúc xạ khiến tầm nhìn không rõ ràng. Những khiếm khuyết trong độ tập trung của mắt được gọi là tật khúc xạ.

Tật khúc xạ là từ chung chỉ các tật cận thị, viễn thị và loạn thị của mắt, trong đó, chủ yếu là cận thị chiếm tỷ lệ khá cao trong cộng đồng. Những người mắc tật khúc xạ hiện nay thường là trẻ em trong độ tuổi đi học. Tật khúc xạ xảy ra khi một số bộ phận trong mắt bị biến dạng hoặc không giống bình thường.

Các Triệu Chứng Thường gặp hiện nay

Dễ dàng nhận biết bạn hay người thân bị tật khúc xạ khi thấy các biểu hiện sau.

Nheo mắt

Một số trẻ có hiện tượng nheo mắt, chớp mắt nhiều khi xem tivi, đọc sách, hoặc đọc chữ ở trên bảng,… Đây là biểu hiện cho thấy đôi mắt của trẻ đang điều tiết cải thiện thị lực tạm thời để có thể nhìn rõ những vật ở quá xa hoặc quá gần. Nếu bỏ qua hiện tượng này, khám phát hiện tật khúc xạ trễ có thể gây nên tình trạng nhược thị và lé, làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến thị lực của trẻ đến mức có thể không phục hồi được. Ngoài ra còn một số triệu chứng cận thị ở trẻ như nhìn mờ, dụi mắt, đọc nhầm chữ, đọc với khoảng cách quá gần…

Nhìn mờ

Khi ở tuổi trên 40, người ta sẽ bắt đầu khó quan sát được các vật ở gần trong tầm tay, nhưng khi để ra xa hơn sẽ thấy rõ hơn. Đó là triệu chứng của lão thị, hiện tượng mà đa số mọi người đều mắc phải khi ở tuổi trung niên, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Đau đầu

Đây là triệu chứng hay gặp ở người bị cận thị, loạn thị, hoặc bất đồng khúc xạ 2 mắt. Triệu chứng này xảy ra do tình trạng điều tiết quá mức của mắt. Có nhiều nguyên nhân gây nhức đầu, nhưng nhức đầu do tật khúc xạ là một nguyên nhân thường gặp có thể tầm soát sớm khi khám mắt định kỳ để được điều chỉnh kịp thời, tránh ảnh hưởng công việc và học tập mà không cần phải dùng thuốc.

Mõi mắt

Đây là hiện tượng mắt thường xuyên mõi mệt sau khi học tập , làm việc. Nó thường xảy ra ở người bị cận, viễn thị, lão thị khi mắt giảm hay mất khả năng điều tiết.

các bệnh lý phổ biến hiện nay

Cận thị

Cận thị là hiện tượng ánh sáng hội tụ trước võng mạc do giác mạc quá cong hoặc trục nhãn cầu quá dài hoặc cả hai.

Cận thị gây hiện tượng nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ.

Điều chỉnh Cận thị cần đeo kính lõm (kính phân kỳ) để điều chỉnh tật cận thị.

Cận thị ở trẻ em thường tiến triển đến khi trẻ ở tuổi trưởng thành.

Viễn thị

Viễn thị: ánh sáng hội tụ ở sau võng mạc do giác mạc quá dẹt, trục nhãn cầu quá ngắn, hoặc cả hai. Ở người lớn, nhìn cả gần và xa đều kém. Trẻ em và thanh thiếu niên viễn thị nhẹ vẫn có thể nhìn rõ vì còn khả năng điều tiết. Cần sử dụng thấu kính lồi (kính hội tụ) để điều chỉnh tật viễn thị.

Loạn thị

Loạn thị: bề mặt cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể khiến ánh sáng hội tụ theo các phương khác nhau (đứng, chéo, ngang) tại các vị trí khác nhau. Cần sử dụng kính trụ để điều chỉnh tật loạn thị. Một trục của kính trụ không có công suất, trục còn lại có thể là hội tụ hoặc phân kỳ.

Lão thị

Lão thị: là do quá trình lão hóa làm mất hay giảm khả năng thay đổi hình dạng thủy tinh thể trong quá trình hội tụ ánh sáng lên võng mạc. Thông thường, lão thị sẽ biểu hiện ở những người ngoài tuổi 40. Để điều chỉnh tình trạng lão thị cần sử dụng thấu kính hội tụ. Các thấu kính này có thể được cắt thành kính gọng riêng biệt hoặc thành kính hai tiêu, đa tiêu cự.

Những câu hỏi Thường gặp

Cận thị: là mắt có công suất khúc xạ quá mạnh so với chiều dài nhãn cầu, vì thế các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc. Nói cách khác, mắt cận có tiêu điểm trước võng mạc. Do đó, người bị cận thị chỉ có thể nhìn rõ ở cự ly gần còn ở cự ly xa thì nhìn không rõ nếu như mắt không điều tiết
Viễn thị: là mắt có công suất khúc xạ kém so với chiều dài của mắt, vì thế các tia sáng vào mắt sẽ hội tụ sau võng mạc.Do đó, người bị viễn thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly xa, song không nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly gần.
Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc, khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ bất kể gần hay xa. Mắt loạn thị có thể đi cùng cận thị và viễn thị, vì thế việc điều chỉnh kính cho người loạn thị cũng sẽ khó hơn. Có nhiều loại loạn thị như: loạn thị đơn thuần, loạn thị cận kép, loạn thị hỗn hợp. Trẻ được chẩn đoán loạn thị cần đeo kính thường xuyên để tránh nhược thị.
Đây là quan điểm sai lầm được nhiều người truyền lại qua nhiều thế hệ. Người bị cận thị mắt nhìn kém, cần đeo kính thường xuyên để tăng thị lực, tăng chất lượng cuộc sống. Không đeo kính sẽ làm chức năng thị giác kém phát triển, đặc biệt ở trẻ nhỏ dễ làm rối loạn phát triển thị giác hai mắt, trầm trọng hơn có thể gây nhược thị, làm giảm thị lực không phục hồi.
Đây là quan điểm không hoàn toàn đúng. Thực ra thì mắt cận thị muốn nhìn rõ thì phải đưa vật lại gần sát mắt, gần hơn nhiều so với người bình thường, nhất là ở người bị cận thị trung bình và nặng. Đeo kính cận thường xuyên giúp chức năng nhìn của mắt trở về gần như người bình thường, nhìn xa rõ mà nhìn gần cũng không phải đưa sát mắt. Tư thế này giúp hình thành một thói quen tốt trong tư thế học hành, tránh được hiện tượng tăng độ kính quá nhanh do thói quen nhìn gần.
Có chế độ học tập và làm việc hợp lý. Thời gian tự học tại nhà đối với học sinh nên tránh học kéo dài liên tục, nên nghỉ 5 đến 10 phút rồi quay lại học tiếp. Ngồi học đúng tư thế, bàn học phù hợp theo lứa tuổi, chiều cao, phòng cận thị, tránh cong vẹo cột sống. Khoảng cách từ mắt đến sách vở: 33cm – 40cm. Đảm bảo đủ ánh sáng khi ngồi học hay làm việc. Hạn chế dùng các thiết bị điện tử. Sử dụng kính theo đúng chỉ định, đúng cách
Trẻ hay nháy, nheo mắt, cúi xuống sách vở, khi học chép sai bài học, kết quả học tập giảm sút. Xem tivi hoặc các thiết bị điện tử phải ngồi gần, hoặc nhìn nghiêng về một phía
Khi bạn phải đưa sách, tài liệu ra xa, nheo mắt lại thì đọc rõ hơn. Khi ánh sáng không đủ, nhìn mờ, khả năng tập trung kém

Nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách, Mắt Tinh Anh sẽ liên hệ để hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.