Trang chủ

Mắt trẻ em

Mắt trẻ em

TỔNG QUAN BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM ĐƯỢC CHĂM SÓC, KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI MẮT TINH ANH

Khác với người lớn, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện các cơ quan lẫn chức năng thị giác. Những tổn thương ở lứa tuổi này luôn có những biểu hiện đặc trưng riêng và thường để lại ảnh hưởng không tốt đến đôi mắt của trẻ. Chính vì thế, các bệnh về mắt ở trẻ em cần được phát hiện kịp thời, chẩn đoán chính xác và điều trị an toàn, hiệu quả nhằm bảo vệ tốt nhất đôi mắt của trẻ.

Trung Tâm Mắt Tinh Anh tự hào khi được đồng hành cùng các bác sĩ chuyên gia hàng đầu về mắt trẻ em. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ chăm sóc, khám bệnh và chữa bệnh về mắt ở trẻ em một cách toàn diện nhất.

CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP HIỆN NAY

Bệnh về mắt ở trẻ em có khá nhiều nguyên nhân và diễn biến bệnh phức tạp. Vì cơ chế chức năng hoạt động của mắt ở trẻ em còn khá non nớt nên cha mẹ cần chú ý trong việc theo dõi và chăm sóc bé.

Chảy nước mắt

Nheo mắt

CÁC BỆNH LÝ PHỔ BIẾN

Bệnh tắc lệ đạo bẩm sinh

  • Tắc lệ đạo bẩm sinh là gì?

Tắc lệ đạo là bệnh lý thường gặp trẻ em gây nên tình trạng hai mắt không cân bằng, tầm nhìn theo hai hướng khác nhau. Bệnh lý lé ảnh hưởng lớn đến thị lực, tâm lý và chất lượng cuộc sống của trẻ.

  • Dấu hiệu tắc lệ đạo:

Trẻ bị tắc lệ đạo bẩm sinh có các triệu chứng sau:

  • Chảy nước mắt “sống” xuất hiện sớm sau sinh.
  • Ghèn mắt, rỉ mắt lặp lại nhiều lần

Viêm kết mạc

  • Viêm kết mạc là gì ?

Viêm kết mạc hay còn gọi đau mắt đỏ, là tình trạng viêm lớp kết mạc. Đây là bệnh lý rất thường gặp, dễ lây lan.

  • Dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc?

Viêm kết mạc được phân loại dựa trên tác nhân gây bệnh. Trẻ bị viêm kết mạc có thể có các dấu hiệu sau: ngứa dụi mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt, xuất huyết kết mạc, ghèn mắt, không tự mở mắt, sưng phù mi, màng giả mạc,…

Tật khúc xạ

  • Tật khúc xạ là gì?

Tật khúc xạ là do mắt không có kích thước và hình dạng đúng. Ánh sáng không hội tụ đúng trên võng mạc. Tỉ lệ trẻ em mắt tật khúc xạ rất cao. Nếu không phát hiện điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ.

  • Các tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em:

Cận thị thông thường là do độ dài của mắt lớn hơn bình thường (cận thị do trục), do giác mạc hoặc thể thủy tinh quá cong (cận thị do khúc xạ). Mắt cận thị nhìn gần rõ hơn nhìn xa.

Loạn thị thường có mặt giác mạc cong không đều, ánh sáng không hội tụ ở võng mạc khiến mắt bị mờ, méo mó và nhìn khó khăn ở mọi khoảng cách.

Bệnh lé (Bệnh lác)

Bệnh lé là gi?

Bệnh lé thường gặp trẻ em, gây nên tình trạng hai mắt không cân bằng, tầm nhìn theo hai hướng khác nhau. Ở trẻ em. bệnh lé có thể gây mất thị lực, ảnh hưởng tâm lý và chất lượng cuộc sống của trẻ.

Lé bẩm sinh phát hiện khi sinh ra hoặc giai đoạn từ 6 tháng tuổi.

  • Phân loại bệnh lé

Bệnh lé ngoài

Bệnh lé trong

Bệnh lé đứng trên

Những câu hỏi Thường gặp

Tại Việt Nam hiện nay, bệnh lý võng mạc trẻ sinh non cần được tầm soát đối với các trẻ sơ sinh có 1 trong các yếu tố sau: + Tuổi thai dưới 34 tuần + Cân nặng lúc sinh dưới 2000gr + Hoặc có yếu tố nguy cơ: thở máy, nhiễm trùng sơ sinh, truyền máu…
Bệnh lý võng mạc trẻ sinh non được tầm soát tại thời điểm 3-4 tuần sau sinh.
Chắp lẹo trong giai đoạn đầu với các triệu chứng viêm (sưng, đỏ, đau vùng mi mắt) chỉ cần chườm ấm và dùng thuốc; không cần tiểu phẫu.
Rạch chắp lẹo là một tiểu phẫu ở mắt; đại đa số chỉ cần gây tê tại chỗ. Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ bị đa chắp (ở nhiều mi, nhiều vị trí) hoặc trẻ không hợp tác tốt… thủ thuật này cần được thực hiện dưới gây mê để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Trong điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh, thời điểm thông lệ đạo phù hợp nhất được khuyến cáo thực hiện ở trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi.
Đại đa số các trường hợp tắc lệ đạo bẩm sinh chỉ cần thực hiện 1 lần thông lệ đạo duy nhất bởi bác sĩ chuyên khoa mắt trẻ em. Các trường hợp thất bại có thể chỉ định thông lại sau 2 -4 tuần; tuy nhiên không được lập lại quá 3 lần.
Hiện nay, có 2 phương pháp chính để điều trị sụp mi bẩm sinh ở trẻ em: phẫu thuật rút ngắn cơ nâng mi trên và phẫu thuật treo cơ trán.
Thời điểm phẫu thuật sụp mi không chỉ căn cứ vào tuổi bệnh nhi mà còn được cân nhắc vào nhiều yếu tố khác: mức độ sụp mi, tình trạng tật khúc xạ đi kèm, khả năng nhược thị, sự ảnh hưởng tâm lý của trẻ và gia đình… Thời điểm phẫu thuật sẽ được chỉ định bởi chính các bác sĩ mắt trẻ em, sau khi thăm khám, theo dõi và tư vấn cho gia đình.
Viêm kết mạc (với các triệu chứng: đỏ mắt, ra ghèn, chảy nước mắt, ngứa mắt…) là một bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, viêm kết mạc xảy ra sớm sau sinh có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến mắt của trẻ sơ sinh, thậm chí gây mù lòa. 2 tác nhân nguy hiểm gây viêm kết mạc sơ sinh cần được chẩn đoán sớm và chính xác:
– Viêm kết mạc sơ sinh do lậu cầu: xuất hiện trong tuần đầu sau sinh với triệu chứng đỏ mắt, sưng mắt, ghèn vàng mủ có mùi hôi xuất hiện liên tục. Bệnh diễn tiến nhanh, gây thủng giác mạc dẫn đến mù lòa.
– Viêm kết mạc sơ sinh do Chlamydia trachomatis: xuất hiện sau sinh 7 – 10 ngày với đỏ mắt, ra ghèn liên tục. Bệnh có thể gây viêm phổi, viêm tai giữa sau đó.
Khác với người lớn, cận thị trẻ em không phải lúc nào cũng phải mang kính, cần dựa vào các yếu tố như: tuổi, độ cận, tình trạng lé đi kèm, nhu cầu thị giác theo tuổi… Phụ huynh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ mắt nhi để được tư vấn và hướng dẫn cách đeo kính phù hợp và an toàn.

điều trị bệnh mắt trẻ em – thế mạnh tại Mắt Tinh Anh

Bác sĩ chuyên khoa mắt trẻ em

Khám điều trị lé trẻ em

Khám bệnh lý võng mạc trẻ sinh non
Khám tại nhà

Điều chỉnh, kiểm soát tật khúc xạ trẻ em
Điều trị nhược thị

Khám tư vấn thực hiện phẫu thuật, thủ thuật thông lệ đạo, rạch chắp lẹo mắt trẻ em

Nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách, Mắt Tinh Anh sẽ liên hệ để hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.